Thứ 7, 23 Tháng 11 2024
NHẤN ESC ĐỂ ĐÓNG

Màn chơi golf trên mặt trăng cách đây hơn 50 năm

Hầu hết người chơi golf đều muốn tránh hố cát, nhưng phi hành gia Alan Shepard trên chuyến tàu vũ trụ Apollo 14 không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đối đầu với nó cùng chiếc gậy sắt số 6 của mình trên mặt trăng 50 năm trước

Màn chơi golf trên mặt trăng cách đây hơn 50 năm

Shepard đã dành một vài khoảnh khắc trong chuyến hạ cánh của tàu Apollo 14 để thể hiện sở thích của mình trong một buổi truyền hình trực tiếp từ bề mặt Mặt Trăng vào ngày 6 tháng 2 năm 1971. Anh ấy đã đánh 2 quả bỏng, và cho biết rằng quả bóng thứ hai bay xa hàng cây số. Nhưng theo phân tích mới của Hiệp hội Golf Hoa Kỳ (USGA) thì con số đó dường như quá phóng đại. Dựa trên dữ liệu phi hành đoàn và các nghiên cứu về Mặt Trăng ngày nay cho thấy quả bóng đầu tiên bay được 22 m, quả thứ hai khoảng 37 m. Một báo cáo năm 2019 cho hay trung bình một tay golf nam nghiệp dư trên Trái Đất có thể đánh bóng xa 198 m, trong khi ở nữ là 135 m (Tất nhiên con số này đã tăng đáng kể kể từ khi Shepard thực hiện cú đánh trên mặt trăng này).

Tuy nhiên, công bằng mà nói thì Shepard gặp nhiều trở ngại hơn người chơi thông thường. Gậy của anh cũng là mẫu thiết kế đặc biệt để có thể thu ngắn hoặc kéo dài tùy chỉnh. Anh phải mặc bộ phi hành gia khiến cử động khó khăn hơn và chỉ được swing bằng một cánh tay. Nhờ sử dụng công nghệ phân giải kĩ thuật cao đồng thời quét lại những cảnh quay trong chuyến hành trình này, USGA đã tìm thấy các quả bóng golf này, đo khoảng cách giữa divot và vị trí bóng. Chỉ khi dùng kĩ thuật phân giải chuyên biệt, USGA mới có thể xác định được vị trí bóng, đó có lẽ là lý do vì sao Shepard lúc đó không xác định được vị trí bóng mình đã đánh dù quả bóng nằm trong tầm nhìn của tàu vũ trụ.

AlanShepardMoon1

Chiếc gậy golf đặc biệt ghi dấu lịch sử này được Shepard tặng cho Bảo tàng USGA ở Liberty Corner, New Jersey vào năm 1974. Đây là chiếc gậy golf lạ thường và thú vị bởi để đồng thời hoàn thành nhiệm vụ, Shepard đã gắn thêm dụng cụ lấy mẫu vào phần đầu chiếc gậy sắt số 6, gậy kết cấu 5 phần rời rạc nối lại bằng đoạn dây. Gậy golf thông thường thì không có kết cấu rời rạc như vậy nhưng Shepard cần sửa đổi để có thể thu gọn phù hợp với diện tích tàu.

Shepard có ý tưởng thực hiện cú đánh golf trên mặt trăng vào năm 1970, khi tay golf nổi tiếng Bob Hope đến thăm Trung tâm Tàu vũ trụ có người lái của NASA ở Houston-trung tâm đào tạo các phi hành gia cho một chương trình truyền hình đặc biệt. Theo USGA, Hope đã mang theo gậy đánh gôn của mình và Shepard đã được truyền cảm hứng để thực hiện một buổi chơi gôn ngắn trên mặt trăng để chứng minh lực hút của mặt trăng bằng 1/6 của Trái đất.

Shepard chỉ huy của Apollo 14 và là một phi hành gia lâu năm của NASA, anh đã nhờ đồng nghiệp giữ cho kế hoạch này bất ngờ. Jack Harden, chuyên gia tại River Oaks Country Club ở Houston là người chế tạo phần đầu gậy. Đồng thời bộ phân kỹ thuật của Nssa cũng hỗ trợ chế tạo chiếc gậy này nhầm đảm bảo đáp ứng yêu cầu an toàn nghiêm ngặt ví dụ như trọng tải tàu. Shepard cũng đã báo cáo lại mong muốn này với giám đốc MSC Bob Gilruth và đảm bảo mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ. "Tôi muốn đợi cho đến khi kết thúc nhiệm vụ, đứng trước máy quay truyền hình đánh những quả bóng gôn này bằng chiếc gậy đặc biệt sau đó gấp nó lại, nhét vào túi, leo lên thang và đóng cửa lại, và trở về "Shepard nói.

Để tập luyện cho cú đánh golf lịch sử này, Shepard đã luyện tập trước đó bằng cách thường xuyện mặc bộ đồ vụ trụ năng tới 90kg và tập luyện tại bunker. Nhiều thập kỷ sau chuyến tham quan sân gôn lịch sử, Shepard vẫn tự hào về thành tích đã đạt được "Cho đến nay, tôi là người duy nhất đánh bóng gôn trên mặt trăng".

TheGolfers.com

Bình luận

Lên trên đầu